Bệnh IB trên gà( Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm)

• Bệnh IB có tên gọi là viêm phế quản truyền nhiễm nhưng biểu hiện lại chủ yếu ở khí quản. nên AE khi khám bệnh tích thì xem ở khí quản sẽ bị viêm, xuất huyết nặng, thận sưng to

• Gà mắc bệnh IB thường sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn, đứng tụm lại do lạnh

• Chảy nước mắt nước mũi, nước mắt có bọt, mí mắt sưng

• Rướn cổ ngáp, mồm há to, có tiếng ran ran ở cổ (khí quản)

• AE đọc bài viết dưới đây để biết cách phòng chống và điều trị nhé

 

(Đang cập nhật ...)
(Đang cập nhật ...)
Hỗ trợ phía dưới màn hình

Xin chào AE ! hôm nay Hội sẽ có bài viết chi tiết nhất về Bệnh IB trên gà mà AE hay gọi là bệnh "viêm phế quản truyền nhiễm". Đây là một bệnh không có thuốc kháng sinh đặc trị, nên AE cần hiểu rõ để giảm thiểu tác hại hoặc có lịch làm vắc xin nghiêm túc về bệnh này!

Vì IB là một bệnh truyền nhiễm rất nhanh, có nhiều biến chủng phức tạp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà và đặc biệt dễ nhiễm với gà con dưới 2 tháng tuổi, gây tỉ lệ chết khoảng 25% và làm giảm sức lớn của gà


1. Biểu hiện của Bệnh IB trên gà:

♦ Biểu hiện bên ngoài Bệnh IB trên gà:

• Gà con: ủ rũ, xù lông, ăn ít , uống nước nhiều, phân loãng đứng tụm lại, chảy nước mắt nước mũi, nước mắt có bọt, thở khó, có tiếng ran ở khí quản ( giống như người bị mắc đờm giọng khàn khàn đó AE)

• Gà lớn, gà đẻ: gà thở hổn hển do xuất huyết khí quản nặng, ho khẹc, chảy nước mũi, gà giảm đẻ rõ rệt, nhiều trứng vỏ mỏng vỏ lụa, nhiều quả biến dị, vỏ xù xì

gà bị bệnh IBbệnh ib ở gà và cách điều trị

♦ Biểu hiện bên trong khi mổ khám (bệnh tích):

• Xuất huyết nặng ở thanh khí quản

• Túi khí mờ, đục có nhiều dịch nhầy

• Thận sưng to do bị viêm và chứa nhiều urate

• ống dẫn trứng bị viêm, có thể xuất hiện trứng vỡ trong bụng gà

Lưu ý: Vì IB rất dễ ghép với các bệnh khác như E.coli, CRD, ORT,... nên AE cần xem xét kỹ các vấn đề bệnh tích của Gà , để chuẩn đoán chính xác bệnh ghép đó. Từ đó mới sử dụng đúng phương pháp điều trị hiệu quả nhất được.

bệnh ib viêm phế quản truyền nhiễmviên phế quản truyền nhiễm, bệnh ibbenh ib o ga


2. Gà bị mắc bệnh IB như thế nào?

• Virut IB lây truyền rất nhanh, chỉ 1-2 ngày là đã lây sang toàn đàn. 

• Bệnh IB lây nhiễm qua không khí, chất thải, dụng cụ chăn nuôi. Những chuồng thông khí kém, nhiệt độ cao dễ mắc bệnh hơn.

• Khi vào cơ thể Gà, virut IB sẽ sinh sản và phát triển mạnh ở đường hô hấp, đặc biệt là thanh khí quản, khiến thanh khí quản bị xuất huyết nặng

• Sau đó virut IB sẽ tấn công vào thận, và bộ phận sinh sản, ống dẫn trứng gây viêm, nhiễm.


3. Khi gà bị mắc bệnh IB thì điều trị như thế nào?

Vì đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có kháng sinh đặc trị cho virut IB, nên cách duy nhất cho AE là phòng bệnh bằng vắc-xin theo đúng lịch dưới đây.

lịch làm văc xin gà thịt



lịch làm văc xin gà đẻ



Bệnh IB trên gà, AE làm các biện pháp dưới đây để khắc phục:

Bước 1: Khử trùng chuồng trại hàng ngày ( trong khoảng 4-6 ngày) để tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài cũng như các mầm bệnh khác. Bởi vì khi gà mắc bệnh IB thì rất dễ bị ghép với các bệnh khác như E.coli, CRD,...

Bước 2: Xử lý triệu chứng hiện tại của gà:

• Nếu gà bị sốt: dùng hạ sốt paracetamol (hết sốt thì dừng)

• Long đờm, giảm viêm khí quản dùng Bromhexin , kết hợp chống xuất huyết

• Thận sưng: uống điện giải , kết hợp với giải độc gan thận

• Vì khi gà mắc bệnh IB, chúng thường bỏ ăn uống nhiều nước, nên AE cần tăng sức đề kháng và các vitamin cho Gà, bổ sung men tiêu hóa cao tỏi TPs kết hợp với axit hữu cơ megacid để ổn định đường ruột cho gà.

Bước 3: Xử lý bệnh, bệnh ghép, bệnh kế phát:

• IB là bệnh chưa có thuốc kháng sinh để tiêu diệt, nên cách duy nhất của AE là dùng vacxin. Sau khi tăng cường sức khỏe và đề kháng cho gà khoảng 4-6 tiếng, AE làm vacxin IB 491 nhỏ cho gà (nhỏ lại sau 20 ngày). sau đó tiếp tục bước 1 và bước 2 trong 3-5 ngày

Vacxin IB491 là vacxin IB thể thận có hiệu lực rất tốt, ngoài ra còn có tác dụng với nhiều thể IB chéo khác

• Sang ngày hôm sau AE có thể dùng kháng sinh phổ rộng Doxycillin để phòng bệnh kế phát. Pha nước cho uống khoảng 2-3 ngày



hội nuôi gà việt nam


Lưu ý: Vì mỗi nhà sản xuất thuốc lại để tên sản phẩm khác nhau, nên Hội chỉ nêu ra thành phần, AE cứ ra tiệm thú y đọc hoặc mô tả công dụng là người ta tư vấn nhé. AE đọc bài viết có gì không hiểu thì cứ nhắn tin ở mục hỗ trợ phía dưới nhé. Cùng nhau trao đổi kinh nghiệm KY THUAT NUOI GA trên Hội nuôi gà Việt Nam.