Cần chuẩn bị những gì khi ÚM GÀ

1. Chuồng trại

2. Quây Úm

3. Bóng Úm

4. Chấu - đệm lót

5. Máng Ăn

6. Máng Uống

7. Thuốc Kháng Sinh

8. Thuốc Bổ trợ

9. Men Tiêu Hóa

10. Men Lót chuồng

11. Dụng cụ khử trùng

12. Thức Ăn

13. Sổ ghi chép

Chi tiết đọc ở phía dưới AE nhé!

▬ HỘI NUÔI GÀ VIỆT NAM ▬

úm gà con
Hội Nuôi Gà Việt Nam
Hỗ trợ phía dưới màn hình

Các cụ bảo rồi, biết địch biết ta - trăm trận trăm thắng

Làm cái gì muốn thành công thì phải có sự chuẩn bị

Mà chuẩn bị càng kỹ thì tỷ lệ thành công càng cao

Dưới đây là những thứ mà AE nuôi gà cần chuẩn bị

Để có một mùa màng bội thu, gà nuôi nhanh lớn, ít bệnh ít tật.

***

Bài viết này tổng hợp kinh nghiệm của rất nhiều AE nuôi gà

AE nào có ý kiến hay thì cứ nhắn tin đóng góp ở mục "HỖ TRỢ" nhé!



1. Chuồng trại

• Đối với gà con hay gà lớn thì chuồng trại cũng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của cả đàn gà.

cách úm gà con mau lớn

Diện tích chuồng trại phải đủ mật độ cho lúc gà trưởng thành, thông thường thì AE nên giữ mật độ từ 7 → 9 con/m² trong chuồng, sân chơi thì 4→6 con/m² với gà nuôi thả vườn , không nên thả quá chật, vì chúng ta còn tính đến lúc mưa gió, không thả được gà ra sân chơi, gà mà ở trong chuồng quá chật trong chuồng sẽ khiến gà bị Stress, cộng thêm thời tiết mưa gió rất dễ khiến gà bị bệnh

ky thuat um ga

Thiết kế chuồng trại nuôi gà phải phòng bị được những lúc thời tiết thay đổi, mưa bão, gió rét hay nắng nóng mùa hè. Trời mưa thì không được để nước tạt vào chuồng, làm ướt nền khiến vi khuẩn phát triển mạnh và gây bệnh cho gà. Còn khi trời nắng thì phải đảm bảo độ thông thoáng, có quạt điều gió, có cây hoặc dàn mưa để giảm nhiệt độ trên mái.

Khi úm gà con thì chuồng phải kín, không để gió lùa, ngăn cách với chuồng gà lớn và phải đảm bảo sạch sẽ. AE có thể quét vôi trắng khắp chuồng nuôi, vừa tiệt trùng vừa nhìn cho sáng sủa, mà chi phí lại không đáng bao nhiêu.

2. Quây Úm

Có rất nhiều AE hỏi sao phải dùng cót quây khi Úm gà, sao không úm luôn trong chuồng, miễn kín là được? Quây úm có rất nhiều cái lợi sau đây:

Tiết kiệm được tiền điện, AE cứ thử lắp 1 cái điều hòa vào phòng 10m² và 1 cái vào phòng 50m² là sẽ hiểu. Làm quây Úm cũng vậy, sẽ giúp AE đã tiết kiệm đến 70% tiền điện. Bởi vì gà con thì cũng không cần quá nhiều diện tích và không gian như gà lớn.

• Đối với mùa hè nắng nóng thì AE dựa vào tình hình nhé, nếu ban ngày trời nóng quá, nhiệt độ trong chuồng vượt 32 độ thì AE cần làm giảm xuống, vì nóng quá cũng khiến gà bị Stress, chậm lớn

cach um ga

Chăm sóc và làm vacxin dễ dàng. Thay vì úm cả 1 đàn lớn, không quây và chia thành các ô nhỏ, đến lúc làm vacxin là AE biết ngay, Gà sợ dẫm đạp, đè lên nhau chết hàng loạt. AE càng chia nhỏ các quây úm thì càng tiện về sau chăm sóc và tiêm phòng vacxin nhé.

Ví dụ có 500 gà, thì AE làm 6 quây úm, mỗi quây 100 con, bớt 1 quây trống để khi làm vacxin AE làm lần lượt sang chuồng trống, hết chuồng này thì ta lại sang chuồng kia.

hướng dẫn kỹ thuật úm gà con

Điều tiết nhiệt độ hợp lý, quây úm chỉ cần cao 50cm → 70cm làm khung phủ bạt hoặc chiếu ở trên. Để hở 2 đầu, tránh bí khí.

Mật độ quây úm thì AE cứ căn từ 60 → 80 con/m² nhé! AE làm chia được thành càng nhiều quây Úm thì càng tiện về sau, khi mà tiêm phòng vắc-xin sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

cách úm gà

→ Trước khi bắt gà về AE phải chuẩn bị xong quây úm, tốt nhất là làm trước 2 ngày, sau đó phun khử trùng toàn bộ và để trống. Lúc bắt gà về , AE cần bật bóng sưởi trước 2h để sưởi ấm không khí, tránh gà bị lạnh.

3. Bóng Úm

• Nhiệt độ và ánh sáng rất quan trọng trong giai đoạn Úm gà

• Thừa nhiệt thì tốn tiền điện, thiếu nhiệt thì gà lại lạnh, bị ốm

nhiệt độ úm gà con

Nhu cầu nhiệt độ gà con cần trong các tuần tuổi

• AE cần lắp bóng đều khắp quây úm và thiết kế công tắc tắt bật, hoặc núm chiết áp điều chỉnh bóng to nhỏ, Núm này AE có thể tìm mua như núm ở quạt trần và nhớ nhìn công suất AE nhé.

Nên dùng nhiều bóng công suất nhỏ thay vì bóng công suất lớn. Tiền điện thì vẫn như nhau, nhưng nhiều bóng công suất nhỏ thì úm gà trong quây sẽ đều hơn. AE nên dùng bóng từ 100W trở xuống. Kể cả khi úm 1-2 bóng bị cháy cũng không sao.

cách úm gà con

• Luôn mua dư bóng úm để làm sơ cua, phòng lúc cháy bóng, hỏng bóng

• AE còn phải tính toán đến lúc mất điện, nhất là vùng nào hay mất điện hoặc điện yếu, AE có thể chuẩn bị các biết bị sưởi úm khác như Đèn gas ALKE, Máy phát điện, Lò sưởi nhớt, Bếp củi,...

hướng dẫn kỹ thuật úm gà con

Lò sưởi úm bằng nhớt, bio gas.

• Đường điện, dây điện AE lên dùng dây thít buộc gọn gàng, tránh chập cháy. Đuôi đèn nên dùng loại bằng sứ vì chúng ta sẽ thắp bóng công suất lớn trong một thời gian dài. Phích cắm, ổ cắm cũng nên dùng hàng của Sopoka, LiOA, hoặc hãng nào tốt tốt một chút, chịu tải chịu nhiệt.

4. Trấu - đệm lót

cách làm đệm lót chuồng gà

• Khi úm gà AE cần dải trấu với độ dầy khoảng 10cm trở lên, tránh trải mỏng quá, khiến gà con tiếp xúc với nền đất, rất dễ bị lạnh chân, tiêu chảy.

kỹ thuật úm gà

• Nên chọn trấu mới, khô , trước khi thả gà con thì AE rắc men lót chuồng vào trước 2 tiếng nhé!

5. Máng Ăn

• Gà về thì AE có thể hỏi nhà cung cấp giống xem gà đã nở được lâu chưa, vì sau 24h ta mới cho gà ăn, để gà tiêu hết lòng đỏ.

Từ 1 → 3 ngày đầu AE cho gà ăn bằng mẹt, hoặc khay giấy để gà tập ăn. Cứ 2 tiếng cho ăn 1 lần, đổ lượng cám vừa đủ ăn cho 1 tiếng rưỡi. Làm như vậy để kích thích cảm giác thèm ăn của gà và cũng làm cám luôn tươi mới.  Mật độ từ 20→30 con/mẹt

cách chăm sóc gà con

Từ ngày thứ 4 trở đi, AE dùng máng ăn chuyên dụng cho gà con ( hay gọi là máng indo, hoặc máng baby), không được dùng mẹt nữa. Bởi vì khi gà đã lớn, đổ cám vào mẹt gà sẽ bới ra nền chuồng rất nhiều, lãng phí thức ăn, cám rơi ra nền chuồng để lâu, ẩm mốc, dính phân, dính vi khuẩn, gà ăn vào rất dễ bị bệnh. Chưa kể là khi thả gà được 3 ngày, lượng phân trong quây đã nhiều, gà dẫm lên phân rồi lại dẫm lên mẹt làm bẩn thức ăn.

cách nuôi gà con mau lớn

Sử dụng máng ăn phù hợp với độ tuổi để tránh lãng phí cám

Sau giai đoạn Úm thì AE dùng máng treo, hoặc máng tự chế xô sơn, nhưng nhớ mục đích là để gà ăn được nhưng không bới được. Bới cám ra ngoài vừa phí thức ăn, vừa khiến gà bị bệnh do ăn phải cám bị mốc và dính vi khuẩn dưới nền chuồng.

Máng ăn xô sơn, đựng được 13kg cám, tận sụng xô sơn cũ

• Mật độ thì AE tính ra nhé, nếu cho ăn tự do thì giảm 1/3 số lượng máng đi, vì con này ăn no, con kia vào, nên 1 máng sẽ cho được nhiều gà ăn hơn. Máng indo thì 30→50 con/ máng. Máng ăn treo chia ô chống bới hoặc xô sơn thì 25→40 con/ máng


6. Máng Uống

→ Lời khuyên cho AE là nên dùng máng uống hoặc núm uống tự động, chứ cái công đi xách nước, kỳ cọ pha thuốc mất nhiều thời gian và công sức lắm

kỹ thuật úm gà con

Hệ thống máng uống tự động cho gà con

Gà con thì AE có thể dùng galon 4 lít hoặc máng uống tự động cho gà con, xếp xen kẽ với máng ăn. AE nên làm tấm lưới nhựa hoặc đế cho khỏi gà bới chấu vào máng uống, và điều chỉnh độ cao phù hợp với lứa tuổi của gà. Mật độ với máng tự động thì là 50→70con/m²

• Ai lắp hệ thống núm uống thì lắp thêm bộ điều chỉnh áp lực nước, để lượng nước chảy ra phù hợp với gà con, không làm ướt chuồng.

làm chuống gà

Khi gà lớn, AE có thể lắp máng uống tự động cho gà dạng chuông, hoặc dạng núm ti tùy vào mô hình chuồng trại của AE. Số lượng vừa thì nên lắp dạng chuông, dễ lắp đặt, lại tiết kiệm chi phí

cách úm gà con hướng dẫn kỹ thuật

Hệ thống máng uống tự động cho Gà

• Dù lắp máng uống cho gà dạng gì thì vẫn cần làm bể phụ để pha thuốc. Thể tích thì AE tính cứ 1000 gà thì cần 30 lít, không cần mua bình quá to, tránh lãng phí. Bể chính cho chảy vào bể phụ thông qua phao tự động và van khóa nước. Để khi pha thuốc thì ngắt nước bể chính, còn khi không pha thuốc thì nước vẫn cấp tự động từ bể chính bình thường. 

7. Thuốc Kháng Sinh

• Flofenicol - Kháng sinh phổ rộng phòng và điều trị các bệnh thương hàn, tiêu chảy, viêm rốn, hen khẹc.

• Sunfamono - Kháng sinh đặc trị cho các bệnh do ký sinh trùng như đầu đen, ký sinh trùng máu, cầu trùng

8. Thuốc Bổ trợ

AE cần chuẩn bị những thuốc sau:

• Thuốc điện giải, giảm stress Bcomplex

• Hạ sốt Paracetamol

• Giải độc gan thận, sau khi dùng kháng sinh

→ Những thuốc khác, AE sẽ mua sau khi cần!

9. Men Tiêu Hóa

• Men tiêu hóa giúp gà hấp thụ thức ăn tốt hơn. Phòng các bệnh về đường tiêu hóa như E.Coli, Viêm ruột, Samonella,..Đặc biệt tốt với gà con, vì giai đoạn này hệ thống tiêu hóa của gà con còn yếu dễ nhiễm bệnh.

• Men tiêu hóa giúp gà không bị tiêu chảy, phân gà bớt mùi hôi, giảm khí độc chuồng nuôi nên cũng giảm bớt tỷ lệ mắc bệnh hô hấp như hen CRD, Viêm phế quản, ORT,...

men cao tỏi TKS tiêu hóa và axit hữu cơ Megacid L

Phòng nhiều bệnh cho gà, hạn chế kháng sinh

→ AE nên dùng men tiêu hóa của TPs , chất lượng tốt và có thêm cao tỏi, một loại kháng sinh tự nhiên, giúp cơ thể gà đề kháng lại rất nhiều bệnh. Men tiêu hóa TPs nên kết hợp với Megacid L để mang lại hiệu quả cao nhất nhé!

10. Men Lót chuồng

• Như AE đã biết, mùi hôi, khí độc NH3, H2S được sinh ra từ lớp lót chuồng là nguyên nhân chính gây ra bệnh hô hấp ở gà. Lớp lót bẩn khiến vi khuẩn phát triển gây rất nhiều bệnh cho gà.

cách nuôi gà

• Chính vì vậy , men rắc chuồng là thứ không thể thiếu khi nuôi gà hiện nay. AE dùng hàng EM hoặc men của TPs cũng được. Men TPs thì có cả dạng nước, dùng để phun bổ sung định kỳ hàng tuần rất tiện.

men rắc chuồng TKS

11. Dụng cụ khử trùng

• Giai đoạn Úm, cơ thể gà con còn rất non nớt, rất dễ nhiễm các bệnh từ bên ngoài. Nên môi trường càng sạch sẽ, càng loại bỏ hết các mầm mống gây bệnh cho gà thì càng tốt.

cách úm gà con

• Tùy vào quy mô chuồng trại của AE mà mua bình phun tay hoặc bình phun máy

• Thuốc sát trùng và vôi bột luôn cần có sẵn trong trại. 

12. Thức Ăn

• AE nên chọn nhà cung cấp cám có uy tín, lựa chọn loại cám phù hợp với giống gà và độ tuổi của gà nhé!

Lưu ý: Nhiều AE hay nhầm lẫn, cứ ngỡ lấy cám nuôi gà công nghiệp cho gà thả vườn ăn cho nhanh lớn. Đây là một sai lầm, vừa tốn chi phí do giá cám cao, vừa làm gà dễ mắc bệnh gout, do lượng đạm hấp thụ vào vượt quá nhu cầu của gà.

13. Sổ ghi chép

• Đây cũng là thứ đơn giản nhưng nhiều AE bỏ qua. Nuôi gà mà không có ghi chép, không biết gà lớn nhanh lớn chậm lúc nào, không rõ gà ăn bao nhiêu, ăn cám nào lớn nhanh, ăn cám nào lớn chậm?

• Tại sao có người nuôi mãi, nuôi mãi mà cứ bì bõm vài trăm vài nghìn con. Còn có AE thì rút kinh nghiệm rất nhanh, đàn sau nuôi tốt hơn đàn trước, ít chi phí thuốc thang, giảm chi phí thức ăn, ít bệnh, ít tật, tự tin điều hành trại hàng vạn con?

• Khác nhau ở chỗ ghi chép, rút kinh nghiệm và tối ưu cho các đàn sau.

• Qua thời gian dài nuôi gà, và được nhiều AE đóng góp thì hiện tại AE cần ghi những số liệu sau:

- Biểu đồ tăng trưởng cho gà và lượng thức ăn tiêu thụ, AE làm như hình. 10 ngày bắt test khoảng 5% gà cân và tính trung bình 1 con ra rồi đánh số liệu vào biểu đồ. Khi kết thúc AE sẽ thấy 2 đường dốc lên, đường này sẽ cho AE biết sức lớn của các giống gà khác nhau, mùa khác nhau và ở độ tuổi cũng sẽ khác nhau.

- Số lượng gà nhập vào và số gà hao hụt, gà hao đi vì lý do gì, tỷ lệ bao nhiêu?

- Chi phí thức ăn, ăn cám gì, ăn cám của hãng nào?

- Các chi phí khác đồ đạc dụng cụ, nhân công, trấu, cát...

- Thu nhập bán gà các đợt là bao nhiêu, giá bán cho ai là tốt nhất, bán thời điểm nào giá cao, tại sao?

→ Có ghi chép thì mới biết được tình hình cụ thể, làm tốt hay không tốt , để mà rút kinh nghiệm cho đàn sau.

Nuôi gà không hề khó, chỉ là đã biết hay chưa biết mà thôi. Nó cũng giống như lúc ta học đi xe đạp vậy. Lúc chưa biết đi thì dắt xe thôi cũng đã ngã, còn lúc biết đi rồi thì bỏ tay cũng đi được.

14. Dụng cụ khác

• Nhiệt kế: Để AE úm gà chuẩn hơn, nhưng đa phần thì AE đều dùng mắt thường để nhìn, Gà mà túm tụm lại là do lạnh , thiếu nhiệt - Gà tránh xa bóng là do thừa nhiệt - Còn gà nằm rải rác, ăn uống chơi đùa bình thường là nhiệt độ chuẩn.

nhiệt kế độ ẩm úm gà

• Nhiệt kế thông minh: Tự động điều chỉnh nhiệt độ, giúp AE đỡ vất vả hơn, không phải lúc nào cũng canh canh ở trong chuồng gà, ban ngày thì không sao, chứ ban đêm thì mệt lắm. Nhiệt kế sẽ tự động bật tắt đèn để nhiệt độ trong quây Úm luôn đúng như mức ta cài đặt. Kinh nghiệm là nếu AE lắp 4 bóng trong quây úm thì cho 2 bóng cắm trực tiếp, 2 bóng chạy qua nhiệt kế thông minh nhé!

nhiệt kế thông minh điều chỉnh nhiệt úm gà chuyên nghiệp

• Cảnh báo mất điện: Cái này thì trại lớn chắc chắn phải có, nhất là AE nào làm trại kín, vì mất điện 30 phút thôi là đủ để hấp chín hết cả đàn gà, hoặc khi úm gà mất điện do sự cố, chập cháy AE phát hiện được luôn, chứ buổi đêm mà ngủ quên, sáng hôm sau nhìn cả đống gà ngủ mãi không chịu dậy thì sót lắm. Cảnh báo này giá chắc chỉ khoảng 100k thôi AE nhé!

• Camera Wifi Xiaomi: Giờ thì lắp camera không còn tốn hàng chục triệu như trước nữa. Chỉ khoảng 500K là AE có thể lắp một cái camera theo dõi cả ngày lẫn đêm. Đi đâu xa cũng tiện, thêm cả chế độ chống trộm thì quá tuyệt. 

• Các thiết bị chống trộm khác nếu cần: cảm biến rung động, cảm biến mở cửa, khóa chống trộm,... ( Ưu tiên dùng cảm biến mở cửa nhé, dễ dùng, giá rẻ chỉ 2-3 chục)

• Xi-lanh tự động: AE dựa theo nhu cầu dùng mà chọn loại đắt hay rẻ nhé! Nuôi vài trăm con thì mua loại rẻ rẻ cũng được. Nuôi nhiều, tiêm nhiều thì mua loại tốt của hãng mà dùng.

Cân to, cân nhỏ: dùng để cân gà định kỳ, cân thức ăn hàng ngày. 


TỔNG KẾT

DANH SÁCH NHỮNG THỨ AE CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ÚM GÀ

1. Chuồng trại - Che đậy kín tránh gió lùa

2. Quây Úm - mua cót, khung , bạt phủ

3. Bóng Úm- bóng 100W, dây điện, phích cắm, ổ điện, công tắc, dây thít

4. Chấu - đệm lót

→ Chuẩn bị thành các quây Úm trước khi bắt gà về, nên làm dư 1 quây

5. Máng Ăn - Mẹt tập ăn, Máng ăn baby Indo, máng ăn gà lớn.

6. Máng Uống - Galon uống nước hoặc máng uống tự động gà nhỏ, gà lớn.

→ Nhớ khử trùng trước khi đưa vào sử dụng

7. Thuốc Kháng Sinh - Sunfamono, Flofenicol hoặc doxy, amox

8. Thuốc Bổ trợ - Bcomplex, Paracetamol, Giải độc gan thận

9. Men Tiêu Hóa - men cao tỏi của TPs và megacid L

10. Men Lót chuồng - Men rắc chuồng dạng bột và dạng lỏng của TPs

11. Dụng cụ khử trùng - Bình phun, thuốc khử trùng, vôi bột nếu cần

→ Thuốc văc-xin mua sau khi đến lịch, vì hàng đó cần bảo quản trong tủ lạnh.

12. Thức Ăn - Chuẩn bị thức ăn cho gà con, đúng độ tuổi, đúng giống gà

13. Sổ ghi chép, nhiệt kế, xi-lanh tự động, cân, thiết bị an ninh, theo dõi...

Bài viết này tổng hợp kinh nghiệm của rất nhiều AE nuôi gà

AE nào có ý kiến hay thì cứ nhắn tin đóng góp ở mục "HỖ TRỢ" nhé!